Bệnh nghiến răng là một căn bệnh cũng khá phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và những bạn nam chiếm đa số. Vì nghiến răng không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, hay rối loạn sinh hoạt hàng ngày, nên khi mắc phải tật này mọi người lại suy nghĩ đơn giản, không muốn chữa trị cho hết.
Do đó, tìm hiểu nguyên nhân, hệ lụy và cách chữa trị bệnh nghiến răng ở trẻ em là điều cần thiết với các bậc cha mẹ.
Bệnh nghiến răng ở trẻ em khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng
❶ Nguyên nhân gây ra bệnh nghiến răng ở trẻ em
Đã có nhiều nghiên cứu về tật nghiến răng, và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được xác định bởi 2 nguyên nhân chính sau:
– Khi răng hàm trên và hàm dưới mọc lệch lạc, răng không thẳng hàng, không khít 2 hàm lại với nhau sẽ dẫn đến tình trạng răng không khớp, làm trẻ khó chịu. Do đó, hai hàm răng sẽ có xu hướng cọ xát, va chạm vào nhau, nghiến răng sẽ làm trẻ có cảm giác dễ chịu hơn.
– Nguyên nhân thứ 2 là do stress, tâm lý lo âu, căng thẳng, kích động đến cảm xúc quá mức. Hiện tượng nghiến răng được coi là phản ứng đối với sự căng thẳng thần kinh, đặc biệt là những trẻ có hệ thần kinh yếu, dễ bị kích thích.
❷ Hệ lụy của bệnh nghiến răng ở trẻ em
Không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình phát triển của bé, nhưng bệnh nghiến răng ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời và nhanh chóng sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khác.
– Về giao tiếp: Tật nghiến răng khi ngủ khiến người ngủ cùng bạn cảm thấy khó chịu, không ngủ được.
– Thẩm mỹ răng kém: Răng sẽ bị mất hết lớp men, lộ ra lớp ngà vàng hơn, bị ê buốt, nứt gãy các múi răng, lung lay hoặc rụng. Tình trạng này nếu kéo dài có thể làm hư hỏng các phục hồi nha khoa như làm gãy, sứt miếng hàn, gãy các hàm giả tháo lắp hoặc cố định.
– Răng miệng bị viêm nhiễm: Dẫn đến các bệnh về răng miệng nếu không được xử lý kịp thời: Giảm độ chắc của răng, khiến răng bị yếu, dễ bị sâu răng,…
– Gây đau cơ: Do các cơ hàm bị co thắt trong suốt thời gian nghiến khiến người mắc phải tật này có thể bị mỏi, đau các cơ, đau đầu, cổ.
❸ Bệnh nghiến răng ở trẻ em có thể chữa được không?
Có rất nhiều biện pháp điều trị nghiến răng nhưng cho đến nay vẫn chưa có một biện pháp hay loại thuốc nào dùng đặc trị cho bệnh nghiến răng ở trẻ em. Tuy nhiên, đây là hiện tượng không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ, các mẹ không nên quá lo lắng và chỉ cần áp dụng một vài cách dưới đây, bệnh nghiến răng của bé dần dần được loại bỏ:
– Cho trẻ đi khám tại trung tâm nha khoa để kiểm tra tình trạng răng miệng cho bé. Nếu phát hiện thấy trên răng trẻ có những vết mòn trên bề mặt răng, có thế răng của bé đã bị sâu hoặc mòn men răng. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng răng không khớp ở khá nhiều bệnh nhân nhí đến điều trị tại nha khoa .
Lúc này cha mẹ cần đưa trẻ đến trung tâm nha khoa để được thăm khám và chữa trị. Thông thường, nếu bé gặp phải tình trạng này sẽ được bác sĩ tiến hành xứ lý vết sâu, hàn trám và mài chỉnh răng để các răng được ăn khớp với nhau.
Bệnh nghiến răng ở trẻ em cần được đi khám nha khoa sớm
Tuy nhiên, với công nghệ hàn trám răng Laser Tech 4.0 với 4 ưu điểm vượt trội là giải pháp điều trị an toàn nhất cho bé:
– Phục hồi hình dáng răng hoàn hảo
– Màu răng trùng khớp răng thật
– An toàn tuyệt đối
– Không đau, không có hiện tường ê buốt
– Cần nói chuyện với bé, chia sẻ với con trước khi ngủ, điều gì diễn ra trong ngày khiến con vui buồn, lo lắng hoặc sợ hãi, để mang đến cho bé cảm giác an toàn hơn khi ngủ.
– Chỉ nên cho bé chơi những trò chơi nhẹ nhàng trước khi đi ngủ, không nên cho con chơi những trò bạo lực, hay xem những đoạn phim, truyện đánh nhau.
Bệnh nghiến răng ở trẻ em cần được đi khám nha khoa sớm
Tuy nhiên, với công nghệ hàn trám răng Laser Tech 4.0 với 4 ưu điểm vượt trội là giải pháp điều trị an toàn nhất cho bé:
– Phục hồi hình dáng răng hoàn hảo
– Màu răng trùng khớp răng thật
– An toàn tuyệt đối
– Không đau, không có hiện tường ê buốt
– Cần nói chuyện với bé, chia sẻ với con trước khi ngủ, điều gì diễn ra trong ngày khiến con vui buồn, lo lắng hoặc sợ hãi, để mang đến cho bé cảm giác an toàn hơn khi ngủ.
– Chỉ nên cho bé chơi những trò chơi nhẹ nhàng trước khi đi ngủ, không nên cho con chơi những trò bạo lực, hay xem những đoạn phim, truyện đánh nhau.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.