Chào bác sĩ nha khoa, em muốn đi đính đá vào răng nhưng không biết làm xong nó có tồn tại lâu dài không và có ảnh hưởng gì đến ăn nhai không ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp. Em cảm ơn.
Trả lờiChị Thủy thân mến!
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp cụ thể như sau:
Quy trình gắn đá lên răng rất đơn giản nhưng người nha sỹ thực hiện gắn đá lên răng phải thực sự hiểu được quy trình và công nghệ, phải có sự tỉ mỉ và nhẹ nhàng. Vì với một sơ suất nhỏ có thể làm cho viên đá có thể sẽ bị rơi trong sinh hoạt sau này, hoặc viên đá khi gắn vào sẽ sai lệch vị trí đã định trước làm mất vẻ thẩm mỹ và không được như mong muốn.
Một địa chỉ nha khoa tai Dinh Tien Hoang tốt nhất
Răng được chọn để gắn đá sẽ được làm sạch bởi máy cạo vôi răng với những đầu inert chuyên dùng. Sau đó sẽ chọn vị trí gắng đá lên răng cho bạn.
Gắn đá lên răng không gây tổn hại đến răng của bạn. Việc gắn răng không hề làm bạn bị đau hay khó chịu. Nếu viên đá được gắn bởi bác sỹ có tay nghề, trung tâm nha khoa có cơ sở vật chất hiện đại và tốt thì đá trên răng của bạn có thể tồn tại đến khi nào bạn không thích nữa và muốn lấy ra mà thôi.
Đá sẽ gắn chặt với răng của bạn mà không dễ gì bị bung rời ra. Tuy nhiên bạn cũng cần phải chú ý , không nên dùng răng gắn đá để cắn đồ quá cứng, khi đánh răng nên nhẹ nhàng và không nên cọ xát mạnh vào răng có đá. Tránh để răng tiếp xúc với nước quá lạnh hoặc quá nóng trong một thời gian một tuần sau khi gắn răng.
Xem thêm : Da gan rang khenh tốt nhất
Đã có nhiều bạn gửi câu hỏi này về cho chúng tôi, vì sợ sau khi gắn đá lên răng sẽ làm rơi đá trong quá trình sinh hoạt hằng ngày như đánh răng hoặc ăn uống. Thực ra gắn đá lên răng độ bền của nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như vị trí gắn đá, loại gắn đá, cách chăm sóc răng miệng và thói quen ăn uống.
Để kéo dài tuổi thọ của đá gắn trên răng bạn cần chú ý những điều sau:
– Vị trí gắn đá: Nên chọn những vị trí khuất ít va chạm với môi, má và thức ăn khi nhai. Ví dụ như không nên gắn trên răng khểnh nhô ra ngoài do bị chạm nhiều vào môi, không nên gắn trên răng cửa giữa vì hay dùng để cắn các loại thức ăn.
– Loại đá gắn: nên chọn loại đá chuyên dụng trong nha khoa để ít tốn hại mô răng và kết dính tốt hơn với thuốc gắn.
– Về cách chăm sóc răng miệng tại nhà: sử dụng bàn chải mềm và nhẹ nhàng, tránh chải mạnh lên đá gắn trên răng.
– Thói quen ăn uống: không dùng răng gắn đá để cắn thức ăn cứng như cóc ổi, táo, bánh mỳ.
Ngoài ra một điều rất quan trọng là khi bạn có ý định gắn đá lên răng bạn nên chọn các trung tâm nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sỹ có tay nghề cao. Hiện nay có rất nhiều phòng nha không đủ cơ sở vật chất, chạy theo lợi nhuận hoạt động, tay nghề của bác sỹ kém dẫn đến tình trạng có rất nhiều trường hợp gắn đá vào răng chưa đủ 1 tuần đã có vấn đề như: không ăn được đồ cứng, đến lúc đánh răng thì đá đi và răng ở lại. Nếu không tiếp tục gắn đá lại hoặc trám răng thì để lâu ngày thức ăn rơi vào vết khoan ứ đọng gây sâu răng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.